CHI PHÍ NIỀNG RĂNG

< 2 Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình >

|| Trang chủ >> Làm đẹp >> Bọc răng sứ thẩm mỹ >> Răng sứ có bị sâu không? Cần lưu ý gì khi làm răng sứ

Răng sứ có bị sâu không? Cần lưu ý gì khi làm răng sứ

Theo dõi trên:

Răng sứ có bị sâu không? Làm răng sứ thẩm mỹ là phương pháp thẩm mỹ giúp chỉnh hình răng hiệu quả nhanh chóng, giúp bảo tồn được răng thật tối đa với các trường hợp răng mắc bệnh lý sâu răng. Mão sứ bên ngoài bảo vệ cùi răng, duy trì thẩm mỹ và chức năng ăn nhai như răng thật. Tuy vậy, có một số thắc mắc về việc răng sứ có thể bị sâu không sau khi phục hình. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

Khi răng bị sâu, nếu không được điều trị sớm có thể gây viêm tủy, gây đau nhức dữ dội, khi tủy răng bị chết có thể khiến chiếc răng đó không còn chức năng như vốn có. Vì vậy, hầu hết các trường hợp răng sâu đều được chỉ định điều trị lỗ sâu và phục hình lại bằng răng sứ để ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Thế nhưng, sau khi phục hình bằng răng sứ thì có thể xảy ra lại tình trạng sâu răng hay không?

Răng sứ có bị sâu không? Cần lưu ý gì khi làm răng sứ
Răng sứ có bị sâu không*

Răng sứ có bị sâu không?

Bản chất của răng sứ là một thân răng giả, cấu tạo bề mặt không có độ bám dính như răng thật nên các mảng bám thức ăn khó có thể bám vào răng sứ, do đó, vi khuẩn không thể tấn công vào men răng gây ra tình trạng răng sứ có bị sâu không được. Khi tình trạng sâu răng ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ trám lại lỗ sâu bằng vật liệu trám chuyên dụng để ngăn khôgn cho vi khuẩn, nhiệt độ hay hóa chất tấn côn vào răng.

Trám răng sâu giúp bảo vệ răng tạm thời nhưng chỉ có thể duy trì tạm thời, nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách thì sâu răng vẫn có thể tái phát. Ngoài ra, vật liệu trám không thể thay thế cho me răng và ngà răng nên miếng trám rất dễ bị bong sút khi ăn uống. Vì vậy, thường bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh thực hiện làm răng sứu cho răng sâu để duy trì thẩm mỹ, bảo vệ răng thật và sức khỏe răng miệng lâu dài hơn.

Răng sứ có bị sâu không? Cần lưu ý gì khi làm răng sứ
Cùi răng sứ bị sâu do điều trị bệnh lý không hết*

Bên cạnh đó, mặc dù răng sứ không thể bị sâu nhưng cùi răng bên trong vẫn có thể xuất hiện tình trạng sâu răng. Nguyên nhân là do kỹ thuật phục hình không chuẩn, răng sứ khi gắn vào cùi răng không sát khít, tạo ra khe hở khiến thức ăn bám vào đó gây sâu răng.

Nguyên nhân tiếp theo đó là do bệnh lý sâu răng trước đó không được bác sĩ điều trị dứt hẳn, vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong lỗ sâu, lâu ngày chúng phát triển làm bệnh sâu răng tái phát. Khi sâu răng xuất hiện ở cùi răng gây đau nhức, người bệnh cần đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám và lên kế hoạch điều trị kịp thời.

Điều trị sâu răng và nên lưu ý gì khi làm răng sứ?

Thông thường, các trường hợp răng sứ có bị sâu không sau khi phục hình răng sứ đều được chỉ định phục hình lại. Nghĩa là bác sĩ tháo mão sứ ra, tiến hành điều trị cùi răng, loại bỏ vi khuẩn ở chiếc cùi răng này rồi làm lại răng sứ mới. Quá trình làm lại răng sứ mới có thể khiến cho người bệnh đau nhức hơn lần đầu, bởi sâu răng phát triển ở giai đoạn này rất khó điều trị, cần phải tiến hành đúng kỹ thuật.

Muốn răng sứ giữ được nét thẩm mỹ lâu dài, bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn chặn các bệnh lý, bạn cần lưu ý:

Răng sứ có bị sâu không? Cần lưu ý gì khi làm răng sứ
Chăm sóc răng sứ đúng cách ngăn ngừa sâu răng*

– Vệ sinh răng sứ: Chải răng bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng và chải kỹ các mặt bên trong răng. Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng sau khi ăn, điều này giúp cho thức ăn không bám vào kẽ răng dai dẳng. Dùng nước súc miệng chuyên dụng mỗi ngày không những loại trừ vi khuẩn mà còn mang lại hơi thở thơm mát.

– Chế độ ăn uống: Ăn uống đúng cách, không ăn đồ cứng, dai, dẻo thường xuyên vì chúng có thể làm cho răng sứ bong bật. Thực phẩm chức nhiều đường, thuốc lá, rượu bia,…cũng nên hạn chế sử dụng bởi khiến cho màu sắc của răng sứ xỉn màu nhanh chóng.

Răng sứ có bị sâu không sẽ không xảy ra đối với mão răng mà chỉ xuất hiện ở cùi răng, vì vậy bạn cần có chế độ chăm sóc răng tốt để phòng tránh. Hãy lưu ý những biểu hiện bất thường của răng miệng như hôi miệng, đau nhức,…để có những biện pháp khắc phục sớm, tránh được biến chứng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của răng sứ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN