CHI PHÍ NIỀNG RĂNG

< 2 Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình >

|| Trang chủ >> Làm đẹp >> Bọc răng sứ thẩm mỹ >> Làm răng sứ có đau không? Thông tin liên quan

Làm răng sứ có đau không? Thông tin liên quan

Theo dõi trên:

Làm răng sứ có đau không? Bất kì một phương pháp thẩm mỹ nào cũng trải qua ít nhiều cảm giác đau đớn hay ê buốt. Tùy từng phương pháp mà cảm giác này nhiều hay ít, thậm chí nếu thực hiện không đúng cách có thể gây đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chính vì thế, lo lắng khi làm răng sứ cũng là không thể tránh khỏi khi mà cần phải mài cùi răng thật trước khi gắn mão sứ. Những giải đáp sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng.

Làm răng sứ giúp khắc phục các khiếm khuyết về mặt hình thể của răng như răng bị vỡ mẻ, răng nhiễm màu do kháng sinh hoặc nhiễm màu thực phẩm,…Với thao tác thực hiện đơn giản, chỉ sau 2-3 lần hẹn bác sĩ, người bệnh đã sở hữu hàm răng trắng đều cùng nụ cười tự tin. Tuy nhiên, vì cần phải xâm lấn đến răng thật để mài cùi răng nên nhiều người lo lắng làm răng sứ có đau không?

Làm răng sứ có đau không? Thông tin liên quan
Làm răng sứ có đau không*

Làm răng sứ thẩm mỹ khi nào?

Làm răng sứ thẩm mỹ là phương pháp phục hình răng hư tổn để bảo tồn răng thật trong các trường hợp:

– Thiếu sàn men răng khiến cho răng dễ bị mòn, yếu, dễ bị gãy rụng.

– Khắc phục tình trạng hô, móm nhẹ ở răng cửa, răng mọc thưa, mọc lệch không đồng đều ở mức độ nhẹ.

– Răng bị nhiễm kháng sinh khiến màu răng bị ố vàng, xỉn màu không thể khắc phục bằng phương pháp tẩy trắng răng.

– Răng bị sâu vỡ lớn cần phải chữa tủy, lỗ sâu quá lớn không thể khắc phục bằng hàn trám răng thông thường.

Hiện nay có 2 dòng răng sứ được sử dụng phổ biến đó là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Mỗi loại có những dòng sứ khác nhau với ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào tình trạng của mỗi người, yêu cầu thẩm mỹ cũng như điều kiện kinh tế mà bác sĩ sẽ tư vấn loại răng sứ phù hợp. Vậy, làm răng sứ có đau không?

Làm răng sứ có đau không? Thông tin liên quan
Làm răng sứ phục hình răng bị ố vàng*

Làm răng sứ có đau không?

Trên thực tế, làm răng sứ là phương pháp phục hình răng an toàn, không tác động xấu đến sức khỏe bởi tính tương thích sinh học của các loại răng sứ rất cao. Tuy nhiên, làm răng sứ có đau không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ, sự hỗ trợ của trang thiết bị tại nha khoa. Vì thế, chúng tôi không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc này.

Trong quy trình làm răng sứ, buộc bác sĩ phải mài cùi răng thật để tạo thành trụ răng nâng đỡ mão sứ. Vì tháo tác này cần xâm lấn một phần nhỏ đến răng thật nên đòi hỏi bác sĩ có tay nghề kỹ thuật cao mới thực hiện an toàn được. Sau khi thực hiện, người bệnh sẽ có một chút cảm giác ê buốt và nó sẽ giảm dần sau 2-3 ngày, ăn nhai bình thường.

Mặc dù vậy, sau khi mài cùi răng hoặc làm răng sứ xong mà cảm giác đau nhức kéo dài, thậm chí ăn nhai thấy cộm cấn, khó chịu thì bạn nên đến ngay nha khoa thăm khám và khắc phục kịp thời. Có thể do bác sĩ mài răng không đúng cách, khiến mão sứ chế tạo không sát khít với cùi răng, thức ăn mắc vào kẽ hở gây nên bệnh lý.

Làm răng sứ có đau không? Thông tin liên quan
Lấy dấu hàm để chế tác răng sứ*

 

Quy trình làm răng sứ như thế nào?

Bên cạnh thông tin về làm răng sứ có đau không, bạn cũng nên hiểu rõ quy trình thực hiện để có sự chuẩn bị tinh thần tốt nhất. Thông thường, làm răng sứ sẽ trải qua các bước:

Bước 1: Bác sĩ thăm khám tổng quát để đánh giá tình trạng răng miệng, có mắc các bệnh lý về răng miệng hay không, có đủ điều kiện để làm răng sứ hay không. Nếu cần thiết, sẽ chỉ định chụp X-quang, dựa vào kết quả đó bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh kế hoạch điều trị cụ thể.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng để diệt khuẩn, làm sạch mảng bám cao răng để quá trình làm răng sứ an toàn, vô trùng, tránh bị viêm nhiễm trong khi thực hiện. Đối với trường hợp răng miệng đang mắc bệnh lý sẽ tiến hành điều trị bệnh sau đó mới tiếp tục các quy trình tiếp theo.

Làm răng sứ có đau không? Thông tin liên quan
Răng tạm được gắn lên cùi răng trong khi chờ mão sứ*

Bước 3: Gây tê vùng răng cần phục hình để giảm đau nhức cho người bệnh. Tiến hành mài cùi răng theo tỉ lệ đã được quy định sau đó lấy dấu hàm đưa về phòng labo để chế tác mão sứ. tròng thời gian chờ đợi lắp răng sứ, bệnh nhân được gắn răng tạm để duy trì thẩm mỹ và ăn nhai dễ dàng hơn.

Bước 4: Răng sứ trước khi gắn cố định sẽ được kiểm tra độ sát khít, màu sắc và kích thước. Nếu bệnh nhân cảm thấy không bị kênh, cộm cấn thì sẽ gắn cố định răng sứ bằng gel nha khoa chuyên dụng.

Cuối cùng, để làm răng sứ có đau không không xảy ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng sau khi phục hình. Lưu ý chế độ ăn uống và vệ sinh hàng ngày không chỉ giúp giảm ê buốt mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của răng sứ. Hãy chọn một nha khoa tốt để thực hiện phục hình răng, chỉ có như thế mới mang lại kết quả an toàn cho bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN