CHI PHÍ NIỀNG RĂNG

< 2 Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình >

|| Trang chủ >> Làm đẹp >> Trồng răng thẩm mỹ >> Nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant

Nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant

Theo dõi trên:

Nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant – Các trường hợp mất răng lâu ngày, bị nha chu viêm hay do chấn thương…là những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương. Xương hàm lúc này có kích thước và chất lượng hạn chế, sóng hàm mỏng, không đủ thể tích để giữ chắc trụ Implant. Vì vậy, trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ cần phải thực hiện nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant.

Nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant

Với những trường hợp cấy ghép răng cho vùng răng trong ở hàm trên, bác sĩ cần lưu ý chiều cao của xương hàm, bởi giới hạn trên của chiều cao này là đáy xoang hàm trên.

Phẫu thuật  nâng xoang hay nâng nền xoang hàm là những kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình cấy ghép Implant. Những phương pháp này nhằm giúp làm tăng số lượng xương ở vùng cấy ghép Implant. Việc cấy ghép Implant có thể thực hiện đồng thời sau khi nâng xoang hàm hoặc sau một thời gian tùy từng trường hợp cụ thể.

Hiện nay, có 2 phương pháp nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant thường được chỉ định như:

Nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant
Kỹ thuật nâng xoang hàm*

Nâng xoang hở

  • Bác sĩ thực hiện mở nướu tại vị trí cần cấy ghép Implant, ở vùng bên sóng hàm để bộc lộ vùng xương hàm bên trong.
  • Sau đó tiếp tục tạo một cửa sổ nhỏ để tiếp xúc với xoang hàm.
  • Ghép xoang hàm với xương tự nhiên của bệnh nhân hoặc xương nhân tạo.
  • Đóng cửa sổ sau khi đã ghép xương.
  • Chờ cho xương lành thương và hồi phục, bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép Implant.

Nâng xoang kín:

  • Trong trường hợp thiếu ít xương, bác sĩ sẽ thực hiện một lỗ nhỏ qua sóng hàm tại vị trí mất răng.
  • Từ từ cho bột xương nhân tạo vào để lấp đầy khoảng trống xoang hàm.
  • Với trường hợp nâng xoang kín có thể đồng thời cấy ghép Implant.
Nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant
Xương tự thân

Trong kỹ thuật này bác sĩ có thể dùng xương tự thân của bệnh nhân (xương cằm, xương góc hàm hoặc xương chậu) nhưng phổ biến vẫn là sử dụng bột xương nhân tạo.

Tùy cơ địa từng người mà bác sĩ sẽ quyết định thực hiện đặt Implant cùng lúc với nâng xoang hay sau một thời gian nhất định (từ 1-6 tháng) khi xương đã lành thương.

2 phương pháp ghép xương tự thân và xương nhân tạo cụ thể như sau:

Ghép xương nhân tạo trong kỹ thuật cấy ghép Implant:

Thành phần chính của xương nhân tạo là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate, chúng có thể tự tiêu tan. Đây là một dạng bột xương sinh học được sử dụng để lấp đầy cho vùng thiếu xương trước khi cấy ghép Implant. Chúng tạo điều kiện cho xương tự phát triển, sau đó sẽ tự tiêu tan.

Nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant
Bột xương nhân tạo

Ghép xương tự thân trong kỹ thuật cấy ghép Implant:

Xương này được lấy ra từ chính cơ thể của bệnh nhân, sau đó bù đắp vào khoảng trống thiếu xương. Kỹ thuật này sẽ cho thành công cao và rất an toàn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN